Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Thăm Lăng mộ Đức Ông Võ Tánh tại Bình Định


    Ngó lên hòn Tháp Cánh Tiên
Cảm thương ông Hậu thủ thiền ba năm.
Tháp Cánh Tiên nhìn từ Vườn Thượng uyển của Thành Binh Định ( Lăng Võ Tánh )

Đây là một anh hùng duy nhất không phải người Bình Định mà lại được nhân dân 
Bình Định đưa vào ca dao địa phương Bình Định: VÕ TÁNH  ( Theo Võ nhân Bình Định)
Lăng Ngài Võ Tánh và bình phong chử TRUNG
                                                                     
Thăm Ngài năm 2009 với Lầu Bát Giác hoang tàn

Thăm Lăng Đức Ông trong hoan tàn đổ nát cảnh bể dâu biết tâm sự cùng Nghê ( champa)




Hồ bán nguyệt Trái tim trong Tử cấm thành ( cũng là nơi làm lăng mộ ngài Võ Tánh)


Con voi trước cổng thành Bình Định ( Thành Đồ Bàn)



Lăng Đức Ông Võ Tánh đang được trùng tu  2011 đến 2012
 ( Đợt 1) với 8 tỷ đồng
Thăm công trình trùng tu 12/2011


Chú Năm Xuân người trông coi lăng mộ cha truyền con nối ( Đời thứ 2)

 


Lầu Bát giác nơi Võ Tánh tự thiêu 1801 (27/5 Tân Dậu) 


Con Nghê đá ( chapa) thành Đồ Bàn còn sót lại đứng hầu lăng mộ ngài


Lăng mộ nhìn ra Lầu Bát Giát

Một đoạn Tử cấm thành 

Chử TRUNG ở lăng Ngài




Lăng mộ Võ Tánh tại TP Hồ Chí Minh

              Về sau , vua Gia Long sai đưa đưa hài cốt Ông vào an táng tại Gia Định  (tại 19 Hồ Văn Huê, Q Phú Nhuân TP HCM ( Bộ Tham mưu cũ). Vua Gia Long truy tặng Võ Tánh là Dực vận công thần, Thái úy Quốc Công, tùng tự nơi nhà Thái miếu ( cố đô Huế).
 Năm Minh Mạng thứ 12,  nhà Nguyễn truy phong 
HOÀI QUỐC CÔNG,( tước hiệu cao nhất)
Hiện còn khu lăng mộ chính của Ông và Ngô Tùng Châu ở Bình Định.

Lăng mộ Ông tại TP Hồ Chí Minh




















Thăm Miếu ( Đền) Võ Quốc Công tại Gò Công


Đền thờ Võ Quốc Công tại  Thị  xã Gò Công
(Quê hương của ngài)
Cháu đời thứ 7 dâng hương tại quê hương Gò Công
Võ Tánh - danh tướng đời nhà Nguyễn
 
Võ Tánh - danh tướng đời nhà Nguyễn
       Từ buổi đầu Võ Tánh đã giúp cho Nguyễn Vương lập nhiều công trận. Ông đã từng đánh bại tướng Tây Sơn Đào Văn Hồ, đọat thành Diên Khánh vào năm 1790. Năm 1793, Võ Tánh được thăng chức Khâm Sai Quán Suất Hậu Quân Dinh Bình Tây Tham Thắng Tướng Quân Hộ Giá. Khi trấn thủ thành Diên Khánh, Võ Tánh dùng mưu đuổi quân Tây Sơn đến vây thành (1794). Sau đó ông được phong tước Quận Công kiêm lãnh chức Đại Tướng Quân .
       Năm 1797, ông theo Nguyễn Vương ra đánh Quảng Nam. Thừa thắng, ông vượt qua sông Mỹ Khê (Quãng Ngãi) đánh bại Đô Đốc Tây Sơn Nguyễn Văn Giáp. Năm 1799, ông lại theo Nguyễn Vương ra Quy Nhơn lần nữa. Vào cửa bể Thị Nại, Võ Tánh và Chưởng Hữu Quân Nguyễn Huỳnh Đức thắng quân Tây Sơn tại Thị Giả, rồi tại cầu Tân An, giết được Đô Đốc Tây Sơn Nguyễn Thiệt. Đô Đốc Lê Chất xin hàng, xin làm thuộc tướng của Võ Tánh. Ông chận đánh quân của Thái Phó Tây Sơn là Lê Văn Đng tại làng Kha Đạo, bắt được 6000 quân Tây Sơn và 50 thớt voi. Các tướng Tây Sơn là Lê Văn Thanh và Nguyễn Đại Phát phải mở cửa thành Qui Nhơn xin hàng. Thành Qui Nhơn đượ đổi tên là thành Bình Định.
       Khi quân Nguyễn Vương rút về Gia Định, giao thành cho Hữu Quân Võ Tánh và Lễ Bộ Tham Tri Ngô Tùng Châu ở lại lo việc phòng thủ. Chẳng bao lâu, Đại quân Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy huy của Thái Phó Trần Quang Diệu đến vây thành. Nguyễn Vương đưa binh ra giải cứu không nổi, cuộc bao vây măi kéo dài đến 14 tháng. Lâu ngày, trong thành binh sï thiếu lương thực rất nguy ngập. Có người khuyên Võ Tánh nên vượt vòng vây thoát nguy, nhưng ông cương quyết ở lại và tuyên bố: “Không thể được. Ta phụng mạng giữ thành này, nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một mình, thì sau này cọ̀n mặt mũi nào trông thấy Chúa thượng?”
       Ông liền cho người trao cho Tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu một bức thư, đại ý nói: “Phận sự làm chủ tướng đành chịu chết dưới cờ không quản ngại, chỉ xin tha chết cho binh sï và những kẻ vô tội trong thành”. Ông sai thuộc hạ lấy rơm cũi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào rồi châm ng̣òi tự hỏa thiêu. Ngô Tùng Châu cũng dùng thuốc độc tự vẫn.
       Võ Tánh tuẩn tiết vào ngày 27 tháng 5 năm Tân Dậu, tức nhằm ngày 7 tháng 7 năm 1801.
       Khi chiếm được thành, Tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu vô cùng xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, sai người tẩm liệm thi hài tử tế, rồi y theo lời yêu cầu của Võ Tánh, đối với các tướng và binh sĩ của nhà Nguyễn đều không làm tội hay giết hại một ai. Trước cái chết anh dũng của Võ Tánh, người dân Bình Định đã lưu truyền câu hát dưới đây:
               Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên
       Cảm thương quan Hậu thủ thành ba năm!
                     (theo: vietsciences)
 


2 anh em chú bác Võ Quốc Hùng và Võ Viết Dũng






Sắc phong của triều đình






Hòm đựng sắc phong


Nhà phụ chuẩn bị lể vật để tiến cúng


Mộ cổ - Mộ mẹ nuôi của Quốc công Võ Tánh tại Gò Công
(cách Đền thờ Võ Quốc Công 200 mét)
 




Bình phong nơi mộ cổ -Tục gọi Bà nhủ mẫu Ngài Võ Tánh

Miếu thờ Bà nhủ mẫu Ngài Võ Tánh

Điện thờ Ngài Võ Tánh